Skip to Content
TỔNG QUAN
TIN TỨC - SỰ KIỆN






Visitor Tracking Visitor Tracking

User Online: 1306
Access in week: 342
Access in month: 986
Access in year: 206571
Total visited: 1321632

AN NINH QUỐC PHÒNG AN NINH QUỐC PHÒNG

TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ CĂN CƯỚC, ĐỊNH DANH VÀ XÁC THỰC ĐIỆN TỬ VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH
Publish date 19/06/2024 | 10:00  | Lượt xem: 333

Ngày 27/11/2023, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Căn cước, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024. Luật ban hành nhằm mục đích phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; phục vụ công dân số; phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp và hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư;

1. Mục đích

Việc xây dựng dự án Luật Căn cước nhằm mục đích sau:

Một là, phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu (như lĩnh vực cư trú, hộ tịch, bảo hiểm xã hội, giáo dục, y tế, đất đai, lao động...) để phục vụ người dân, doanh nghiệp trên cơ sở sử dụng xác thực, chia sẻ bằng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Hai là, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

Nghiên cứu, triển khai việc ứng dụng các tính năng của chíp điện tử trên thẻ căn cước công dân đối với các lĩnh vực tài chính, ngân hàng và một số lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội khác. Tích hợp, phát triển các ứng dụng trên nền tảng hệ thống định danh điện tử với các ứng dụng cốt lõi như: Ví điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, chứng khoán, điện, nước… lên ứng dụng VNeID, mã QR của thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử. Phát triển, hoàn thiện và triển khai hiệu quả ứng dụng di động công dân số từ VNeID trên cơ sở mở rộng tích hợp các thông tin, dịch vụ như y tế, bảo hiểm, giấy phép lái xe, ngân hàng, thanh toán điện tử, ứng cứu khẩn cấp, phản ánh hiện trường, tố giác tội phạm…

Ba là, phục vụ công dân số.

Hiện nay, người dân có rất nhiều loại giấy tờ khác nhau, như căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, các loại bằng cấp, chứng chỉ… Nhằm tạo điều kiện cho công dân, cần phải xác thực 100% các thông tin thiết yếu, quan trọng trên ứng dụng VNeID hoặc qua thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử như: Thông tin tiêm chủng, xét nghiệm, giấy phép lái xe, đăng ký xe… từng bước thay thế các giấy tờ của người dân trong một số các giao dịch theo quy định pháp luật. Cung cấp các dịch vụ công, dịch vụ thương mại phục vụ tiện ích số của công dân trên ứng dụng VNeID như: Dịch vụ cư trú, căn cước công dân, thương mại điện tử, thanh toán điện tử và các dịch vụ khác.

Bốn là, hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư.

Triển khai hiệu quả việc kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác, cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã có như: Cơ sở dữ liệu giáo dục, cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu thuế…, bảo đảm giải quyết các thủ tục phục vụ người dân chính xác và thuận lợi.

Năm là, phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

Trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các thông tin đã được tích hợp, sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tổng hợp, phân tích, dự báo các thông tin để phục vụ việc điều hành Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoạch định chính sách kinh tế, xã hội.

2. Quan điểm xây dựng dự án Luật

Quan điểm xây dựng dự án Luật Căn cước:

Một là, quán triệt và cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về căn cước; phù hợp với tiến trình hội nhập, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế; phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Hai là, bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ người dân hiện nay và những năm tiếp theo; phục vụ chuyển đổi số quốc gia, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, xã hội số.

Ba là, việc xây dựng dự án Luật được tiến hành trên cơ sở tổng kết thực tiễn trong những năm qua; kế thừa các quy định còn phù hợp, khắc phục những tồn tại, bất cập, hạn chế; tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện quyền và nghĩa vụ của người dân trong đi lại, giao dịch, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, yêu cầu quản lý dân cư, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật.

Bốn là, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, tương xứng hơn cho công tác quản lý căn cước; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật quy định về các giấy tờ tùy thân của người dân.

Năm là, tham khảo có chọn lọc pháp luật về quản lý Cơ sở dữ liệu căn cước, cấp, quản lý và sử dụng giấy tờ về căn cước cho người dân của một số nước, phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.

Tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Căn cước, định danh và xác thực điện tử 

Chi tiết xem tại đây: